Ebook: Chuyện Đông chuyện Tây
Author: An Chi
- Genre: Linguistics
- Tags: ngôn ngữ học tiếng Việt từ nguyên học tiếng Việt lịch sử tiếng Việt
- Series: Chuyện Đông chuyện Tây (tập 7/7)
- Year: 2017
- Publisher: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
- City: Thành phố Hồ Chí Minh
- Language: Vietnamese
- pdf
Khi nói đến học giả An Chi (tên thật là Võ Thiện Hoa), hẳn đa phần bạn đọc sẽ nhớ ngay đến ông với dấu ấn chuyên mục “Chuyện Đông, chuyện Tây” giải đáp những thắc mắc của độc giả trên tạp chí Kiến thức ngày nay từ năm 1992 đến năm 2008.
Biết bao thắc mắc đủ thể loại của bạn đọc trên mọi miền đất nước gửi về, đa phần đều nhận được những câu trả lời đầy sức thuyết phục qua sự tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng của học giả An Chi nơi “Chuyện Đông, chuyện Tây”. Để từ đó ta biết được thế nào là “cù dậy”? “Múa sư tử” hay “múa lân”? Tại sao lại gọi Nhật Bản là “Phù Tang”?… Và nhiều, nhiều nữa những giải đáp rõ ràng, rành rọt của vị học giả uyên bác này.
Cảm nhận được sự lan toả của chuyên mục trên với độc giả, cuối những năm 1990, Nhà xuất bản Trẻ lần lượt trình làng bộ sách Chuyện Đông chuyện Tây gồm 3 tập (tập 1, tập 2 liên kết với Kiến thức ngày nay) trên cơ sở tập hợp những câu trả lời của học giả họ Võ. Dần dà, qua thêm hai lần xuất bản, năm 2006, bộ sách Chuyện Đông chuyện Tây gồm 6 tập đã được Nhà xuất bản Trẻ và Công ty sách Phương Nam ấn hành, ra mắt bạn đọc.
Đến nay, sau hơn 10 năm, Chuyện Đông chuyện Tây lại có dịp quay trở lại qua tập 7 quý bạn đọc đang cầm trên tay. Đây cũng là tập sách cuối cùng trong bộ sách cùng tên mà Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vinh dự được tác giả tin tưởng trao gửi, làm nhịp cầu nối đưa đến đông đảo độc giả yêu kiến thức. Chúng tôi hân hạnh được giới thiệu ấn bản mới nhất này tới độc giả yêu quý tác giả, cũng như đón đợi Chuyện Đông chuyện Tây bấy lâu nay.
Qua Chuyện Đông chuyện Tây (tập 7) với 170 câu hỏi và câu trả lời, chúng ta lần lượt được giải đáp những thắc mắc khó bao quát nhiều lĩnh vực, từ kiến thức Đông, Tây, cổ kim đến chuyện chữ nghĩa, như thực chất “Bố Cái” trong “Bố Cái Đại Vương” là gì? (Câu 1111, Kiến thức ngày nay, số 533); hai tiếng “Ó ré” được dùng trong tác phẩm Ngồi tù Khám Lớn của Phan Văn Hùm, nghĩa ra sao? (Câu 1118, Kiến thức ngày nay, số 544); việc gọi tên địa danh thị trấn ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là “Phát Diệm” đúng hay “Phát Diễm” đúng? (Câu 1196, Kiến thức ngày nay, số 592)…
Cũng bởi sách tập hợp những câu trả lời của tác giả, có sự phản biện với những quan điểm trái chiều, những mong tìm ra đáp án đúng, nên có thể còn ở điểm này, điểm khác chưa hẳn nhận được sự đồng tình hoàn toàn. Nhưng với tinh thần làm việc nghiêm túc, khách quan, đặc học thuật lên trên hết thảy, mong rằng độc giả sẽ đón nhận tác phẩm với tâm thế của sự tìm tòi, khám phá kiến thức.
Biết bao thắc mắc đủ thể loại của bạn đọc trên mọi miền đất nước gửi về, đa phần đều nhận được những câu trả lời đầy sức thuyết phục qua sự tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng của học giả An Chi nơi “Chuyện Đông, chuyện Tây”. Để từ đó ta biết được thế nào là “cù dậy”? “Múa sư tử” hay “múa lân”? Tại sao lại gọi Nhật Bản là “Phù Tang”?… Và nhiều, nhiều nữa những giải đáp rõ ràng, rành rọt của vị học giả uyên bác này.
Cảm nhận được sự lan toả của chuyên mục trên với độc giả, cuối những năm 1990, Nhà xuất bản Trẻ lần lượt trình làng bộ sách Chuyện Đông chuyện Tây gồm 3 tập (tập 1, tập 2 liên kết với Kiến thức ngày nay) trên cơ sở tập hợp những câu trả lời của học giả họ Võ. Dần dà, qua thêm hai lần xuất bản, năm 2006, bộ sách Chuyện Đông chuyện Tây gồm 6 tập đã được Nhà xuất bản Trẻ và Công ty sách Phương Nam ấn hành, ra mắt bạn đọc.
Đến nay, sau hơn 10 năm, Chuyện Đông chuyện Tây lại có dịp quay trở lại qua tập 7 quý bạn đọc đang cầm trên tay. Đây cũng là tập sách cuối cùng trong bộ sách cùng tên mà Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vinh dự được tác giả tin tưởng trao gửi, làm nhịp cầu nối đưa đến đông đảo độc giả yêu kiến thức. Chúng tôi hân hạnh được giới thiệu ấn bản mới nhất này tới độc giả yêu quý tác giả, cũng như đón đợi Chuyện Đông chuyện Tây bấy lâu nay.
Qua Chuyện Đông chuyện Tây (tập 7) với 170 câu hỏi và câu trả lời, chúng ta lần lượt được giải đáp những thắc mắc khó bao quát nhiều lĩnh vực, từ kiến thức Đông, Tây, cổ kim đến chuyện chữ nghĩa, như thực chất “Bố Cái” trong “Bố Cái Đại Vương” là gì? (Câu 1111, Kiến thức ngày nay, số 533); hai tiếng “Ó ré” được dùng trong tác phẩm Ngồi tù Khám Lớn của Phan Văn Hùm, nghĩa ra sao? (Câu 1118, Kiến thức ngày nay, số 544); việc gọi tên địa danh thị trấn ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là “Phát Diệm” đúng hay “Phát Diễm” đúng? (Câu 1196, Kiến thức ngày nay, số 592)…
Cũng bởi sách tập hợp những câu trả lời của tác giả, có sự phản biện với những quan điểm trái chiều, những mong tìm ra đáp án đúng, nên có thể còn ở điểm này, điểm khác chưa hẳn nhận được sự đồng tình hoàn toàn. Nhưng với tinh thần làm việc nghiêm túc, khách quan, đặc học thuật lên trên hết thảy, mong rằng độc giả sẽ đón nhận tác phẩm với tâm thế của sự tìm tòi, khám phá kiến thức.
Download the book Chuyện Đông chuyện Tây for free or read online
Continue reading on any device:
Last viewed books
Related books
{related-news}
Comments (0)